Tú Dưa hạnh phúc bên vợ ba và các con chung, con riêng
Tuấn Hưng: Tú Dưa hoang dã hơn cả tôi
Vợ Tú Dưa nói về con riêng của chồng:
Cân não rất nhiều để hòa hợp quan hệ với con của chồng
- Người ta nhắc nhiều về thiệt thòi của chị khi lựa chọn Tú Dưa - người đàn ông đã hai lần kết hôn và có 3 con riêng. Chị đã nỗ lực thế nào để dung hòa mối quan hệ với các con riêng của chồng?
- Cuộc sống 1 vợ 1 chồng, nhiều người đã phải cố gắng rất nhiều rồi. Vì thế khi tôi quyết định lấy một người có nhiều sóng gió trong tình cảm, tôi nghĩ mình không chỉ nỗ lực gấp 3, 4 lần mà còn nhiều hơn thế. Ai trong địa vị của tôi cũng sẽ có đồng cảm về sự thiệt thòi của người đến sau.
Hiện, Linh Nhi - con gái đầu của anh Tú ở với vợ chồng tôi. Vì vậy, khi muốn dạy hay chỉ bảo cho bé điều gì, tôi thường phải lựa và đấu trí rất nhiều. Tôi phải lựa lời nói, thời điểm sao cho phù hợp để không gây tổn thương cho đôi bên. Tôi lại là một người rất thẳng tính, ăn nói không khéo léo nên hồi đầu giữa tôi và anh Tú cũng có sự tranh luận. Có những lúc tôi nghĩ hay mình không nói nữa, để hai bố con tự giải quyết với nhau. Nhưng rồi lại áy náy, nếu mình không chỉ bảo cho bé thì ai sẽ là người làm như vậy vì bé ở và tiếp xúc với tôi mỗi ngày. Dần dần, tôi có kinh nghiệm nhiều hơn nên dễ chia sẻ hơn với các con riêng của chồng. Các cháu cũng lớn và hiểu chuyện hơn nhiều.
Để có được ngày hôm nay, tôi đã phải tự cân bằng tâm lý của mình rất nhiều. Quan điểm của tôi là muốn sống chung với con chồng phải bỏ qua hai chữ "con chồng" và coi chúng như những người bạn.
Vợ chồng Tú Dưa và Ngân Hà - một trong những cô con gái riêng của anh. |
- Nhưng sẽ có những lần xung khắc giữa cô với cháu, và chị ứng xử thế nào?
- Chưa có lần nào chúng tôi có sự xung khắc, to tiếng hay cãi vã cả. Chỉ có một lần Linh Nhi đi học về và thái độ rất bực bội. Tính bé ít nói nên tôi chủ động hỏi han và muốn bé chia sẻ để mình cho lời khuyên.
Từ đó, cô bé có sự thay đổi nhiều và hay tâm sự với tôi và bố cháu nhiều hơn. Tôi nghĩ, mình là người phải mở lòng trước mới mong các cháu gần gũi với mình hơn được. Đến giờ, cháu luôn kể cho tôi nghe mọi chuyện từ tình cảm đến học hành.
- Khi chị và anh Tú cãi nhau, con riêng của chồng sẽ phản ứng ra sao?
- Chúng tôi luôn hạn chế việc tranh luận trước mặt các bé nhưng đôi khi cũng không thể tránh khỏi. Linh Nhi - con đầu của anh Tú chỉ phản ứng bằng cách im lặng. Có lúc tôi hỏi cháu thấy ai đúng ai sai. Có lúc bé bảo tôi sai, rất thẳng thắn, có lúc nói bố nóng tính, bố sai...
Trước đây, con riêng của anh Tú cũng có sự ích kỷ trẻ con riêng. Nhưng khoảng thời gian, tôi chăm sóc bằng cả cái tâm mình các cháu đã hiểu được phần nào tình cảm của tôi.
- Chị có bao giờ mong các bé sẽ gọi mình một tiếng "mẹ"?
- Ngay từ đầu, tôi hoàn toàn không có mong muốn rằng các cháu sẽ gọi tôi bằng "mẹ". Vì khoảng cách tuổi tác là không nhiều. Tôi hơn con đầu của anh Tú có 12 tuổi. Hơn nữa, cái tôi muốn chinh phục ở mối quan hệ này là tình cảm với các cháu chứ không đơn thuần chỉ cách xưng hô.
Nếu gọi bằng mẹ mà chúng tôi không yêu quý nhau cũng vô nghĩa. Chúng tôi xưng hô cô - cháu từ trước tới nay nhưng vẫn có thể chia sẻ nhiều vấn đề trong cuộc sống. Đó là điều tôi cảm thấy vui nhất rồi.
Con gái Tú Dưa thể hiện tình cảm với bố. |
Chưa một lần hỏi về những người cũ của chồng
- Khi chị đến với Tú Dưa, anh ấy chưa có sự nghiệp lẫn vật chất. Vậy tại sao chị lại xách vali chạy theo cuộc tình này?
- Đầu tiên chắc phải nói tới chữ duyên. Tôi rất quý con người của anh Tú. Anh thẳng thắn và thật. Đó là lý do chúng tôi có thể ở với nhau lâu bền đến tận bây giờ. Khi chúng tôi đến với nhau, anh ấy đúng là chưa có gì thật. Quãng thời gian chúng tôi ở Sài Gòn, cả hai ở cùng trong căn phòng trọ thuê 20m2, tôi đi hát hằng ngày tại các phòng trà. Cuộc sống quẩn quanh cơm nước giúp anh yên tâm sáng tác.
Tôi nghĩ cuộc sống khó khăn lại khiến con người ta càng ngày càng cố gắng hơn. Trong thâm tâm tôi luôn có niềm tin tưởng anh sẽ làm nên một điều gì đó. Và đương nhiên vì yêu nữa nên tôi đã "chạy theo" tiếng gọi của trái tim mình.
- Những bài hát của Tú Dưa hay nói về những tình cảm xưa cũ - những mối tình anh ấy đã trải qua, chị có chạnh lòng vì điều đó?
- Đương nhiên là có! Nhưng tôi đã quá hiểu anh nên tôi chấp nhận điều đó. Những gì đã qua chỉ là quá khứ nhưng anh Tú vốn sống rất cảm xúc nên tôi tôn trọng mọi cảm xúc của anh ấy.
Đến giờ này nói thật tôi vẫn chạnh lòng khi nghe lại những sáng tác về tình cảm xưa cũ của chồng. Nhưng tôi chấp nhận và hiểu vì đó là những thăng trầm anh đã trải qua. Tôi đã phải đấu tranh rất nhiều và có lúc vẫn thấy có chút buồn. Nhưng sau một thời gian, những thứ tình cảm thường ngày đã chứng minh được nhưng gì mà anh và tôi dành cho nhau.
Tú Dưa và vợ 3 đã có một cậu con trai chung kháu khỉnh. |
- Nhiều người nói sau khi gặp chị, cuộc sống của Tú Dưa như bước sang một trang mới, chị có suy nghĩ như thế nào về điều này?
- Tôi không có tiền cũng không có nhiều điều kiện sẵn có để cho anh ấy nhờ vả hay có một cuộc sống tốt hơn. Tôi chỉ có tấm lòng và tình yêu, sát cánh bên anh để anh có thể vững tâm. Tôi chỉ biết chăm lo chu đáo cho anh từng bữa ăn, giấc ngủ mỗi ngày. Tôi không phải người màu mè chỉ biết bắt đầu từ những điều đơn giản nhất.
- Tú Dưa là một người đa tình, chị không sợ rủi ro khi sống bên người đàn ông này?
Tôi sợ chứ bởi anh Tú là một người rất đào hoa. Người ta nói có lần 1 sẽ có lần 2, lần 3. Trên chặng đường hôn nhân của chúng tôi có lẽ sẽ có những bóng hồng xuất hiện. Nhưng tôi chỉ coi đó là những "cơn gió lạ" của chồng. Tôi có quan điểm, những người phụ nữ đó không phải là điều quan trọng. Người quan trọng nhất là chồng mình.
Tôi tin vào tình cảm của bản thân mình và cũng tin vào con người anh. Còn về việc có sợ đổ vỡ lần nữa hay không, tôi cũng không nói trước được. Tôi chỉ biết bây giờ, tất cả chúng tôi đều đặt niềm tin nghiêm túc vào mối quan hệ này.
Tôi mong anh tự biết cân bằng giữa công việc và gia đình và những mối quan hệ con chung, con riêng. Nhưng tôi vẫn luôn sát cánh và bên cạnh anh trong tất cả mọi việc.
- Những tật xấu, đức tính tốt của chồng chị là gì?
- Anh Tú nói nhiều, nóng tính và đồng bóng và đôi khi hay bị cảm xúc riêng tư lấn át. Nhưng anh lại có điểm tốt là thẳng tính, đi đâu cũng muốn có vợ đi cùng. Đó là điểm tôi rất thích. Tôi không nhiều tiền nhưng lại muốn được sát cánh với chồng từ những cái nhỏ nhất.
- Nhiều người phụ nữ có tư tưởng ghen với những điều đã cũ, còn chị?
- Tôi từng nói với anh Tú rằng tôi chưa bao giờ quan tâm tới những người phụ nữ đã cũ của anh. Đúng thật như vậy! Tôi chỉ nghe và nhìn vào đó để thấy, tại sao họ có tình cảm sâu sắc với nhau mà lại tan vỡ để rút ra kinh nghiệm cho chính mình. Tôi cũng chưa bao giờ nói hay phàn nàn về chuyện cũ của anh trừ khi anh ấy tự kể. Tôi nghĩ đó là tính cách của tôi. Tôi chỉ quan tâm tới những người phụ nữ mới. Đó mới là những người có tiềm năng khiến gia đình mình rạn nứt. Đàn ông thường thích của lạ. Tôi cẩn thận bằng cách để ý hành động, ánh mắt của chồng. Hiện tại, tôi chưa thấy sự khác lạ của anh trong vấn đề này và tôi hy vọng sẽ không phải chứng kiến điều đó trong tương lai.
Bằng Kiều sẽ hát trong liveshow đánh dấu 20 năm trong nghề của người em thân thiết Tú Dưa. |
- Sau gần 10 năm đến với nhau, chị thấy Tú Dưa của hiện tại, khác với Tú Dưa trước kia như thế nào?
-Trước đây khi đến với anh mỗi khi giận giữ gì đó anh ấy rất nóng nảy, kể cả từ trong ánh mắt. Nhưng hiện tại, anh đã hiền hơn. Tôi nghĩ cuộc sống đã tạo nên con người anh như vậy. Khi cuộc sống yên bình hơn, thoải mái hơn sẽ khiến anh thay đổi nhiều hơn. Anh Tú hiện tại hướng về gia đình nhiều hơn. Hiền dịu hơn ngay cả trong ánh mắt.
- Sau khi kết hôn, chị lui về chăm sóc gia đình, chị có nhớ nghề?
- Tôi có khoảng thời gian nuối tiếc nhiều vì phải tạm dừng con đường đang đi dù có nhiều cơ hội. Nhưng khi có em bé, tôi quyết định dừng sự nghiệp vì lúc đó tôi cần một gia đình hơn. Khi có em bé, tôi tăng 28kg khiến tôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc lấy lại vóc dáng. Việc tôi béo lên khiến tôi mất tự tin hơn nhiều. Nhiều khi mở tủ quần áo hai hàng nước mắt chảy luôn.
Có lúc tôi nhớ nghề tới nỗi đứng phía sau cánh gà của phòng trà để hát đệm cho những người phía trước sân khấu. Tôi bây giờ chưa về được cân nặng chuẩn nhưng đã tự tin hơn để đi diễn.
- Sắp tới chị cũng sẽ hát cùng chồng trong liveshow kỷ niệm 20 năm trong nghề của anh?
- Tôi quay trở lại hát cho một số chương trình 2 năm rồi. Sắp tới, chắc chắn tôi sẽ hát cùng anh. Không chỉ có tôi mà cả các con của anh cũng góp mặt trong đêm nhạc mang tên "Tiếng yêu cất lời" diễn ra vào tối 27/10 tới tại phòng hòa nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà Nội. Anh Tú từ lâu ấp ủ dự án cho cả gia đình cùng hát. Và tôi hy vọng, vợ chồng sẽ thành công với ý định này trong tương lai.
Hàn Triệt
Khuôn mặt có nhiều nét giống mẹ Thúy Hiền - VĐV từng 7 lần vô địch Wushu thế giới nhưng Ngân Hà lại sở hữu tính cách nghệ sĩ giống bố Tú Dưa. Cô bé tôn trọng quyết định và cuộc sống riêng của cha mẹ mình.
" alt=""/>Vợ 3 Tú Dưa: ‘Tôi chưa từng mong con riêng chồng gọi Mẹ’Lễ hội thường diễn ra ở nơi có di tích, di sản, nên ở đây chúng tôi xin được khái quát một số thông tin về thực trạng quản lý tại các nơi này. Di tích, di sản khi có mối lợi thì rất nhiều người, nhiều cơ quan muốn quản lý, còn khi có vấn đề hoặc khi không có lợi ích gì thì sẽ thấy sự né tránh, đùn đẩy, thậm chí là vô thừa nhận. Điển hình ở các di tích khi có nguồn thu thì có rất nhiều người, nhiều cơ quan các cấp sẽ nhận ngay (có trường hợp xin về hưu sớm hoặc xin ra khỏi cơ quan nhà nước để làm trụ trì, quản lý di tích...).
Có một thời gian khi quản lý các di tích còn chưa chặt chẽ thì nhiều doanh nghiệp còn xin được làm các di tích, chùa, đền miễn phí để được quản lý nguồn thu - xem đây là một công việc kinh doanh có lợi nhuận cao, nhanh thu hồi vốn. Thậm chí rất phổ biến một thời, dưới chiêu bài xây dựng di tích để chiếm đất, làm dự án bất động sản, làm cho di tích thì ít mà cho bản thân thông qua việc bán bất động sản thì nhiều.
Hiện tượng quản lý yếu kém hoặc vô trách nhiệm xảy ra ở nhiều di tích, nhưng chỉ khi báo chí lên tiếng hoặc lãnh đạo cấp trên chỉ đạo thì nơi quản lý di tích, di sản mới phản ứng chiếu lệ một cách yếu ớt, chủ yếu là chống chế hoặc phủ nhận trách nhiệm, thậm chí sẽ đổ lỗi cho ai đó.
![]() |
Lễ hội: Xử phạt ai-Ai xử phạt
Căn cứ Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5.02.2015 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý lễ hội và Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12.02.2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội, đối với các lễ hội có yếu tố bạo lực, phản cảm, gây bức xúc trong dư luận, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khuyến nghị các địa phương vận động cộng đồng dân cư không tổ chức hoặc có hình thức tổ chức văn minh, phù hợp với xu thế thời đại. Trước đó, Bộ đã chỉ đạo rà soát các lễ hội có tục hiến sinh nhằm loại bỏ những tập tục lạc hậu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến của người dân, nhà quản lý, các nhà khoa học để tìm các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội.
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt và tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg của Thủ tướng về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6.11.2009 của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12.7.2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
Tuy nhiên, văn bản chỉ đạo rất nhiều, nhưng việc thực hiện có lúc, có nơi còn thiếu nghiêm túc và các chế tài chưa đủ mạnh để răn đe.
Đánh giá về công tác tổ chức lễ hội đầu năm 2017, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng "các mặt tốt của lễ hội năm nay tương đối nhiều, trong đó có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, ban tổ chức quản lý lễ hội của các địa phương cũng chuyên nghiệp hơn, và cái được lớn nhất là nhân dân và cả xã hội không đồng tình với các lễ hội phản cảm".
Còn về việc phối hợp quản lý, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói: “... ví dụ khi chúng tôi muốn phối hợp với Tổng cục thể thao tổ chức cướp phết như một hình thức thể thao nhưng nhân dân không đồng tình, vì cướp phết lâu nay là văn hoá của họ.
Việc quản lý lễ hội vô cùng khó khăn trong bối cảnh hiện nay, vì hoạt động lễ hội lại gắn với yếu tố kinh tế... vấn đề yếu tố kinh tế tạo mục đích trục lợi tại các lễ hội. Dẫn chứng như việc dù Bộ đã có chỉ đạo nhưng lễ hội chọi trâu ở nhiều địa phương vẫn được thực hiện vì có lợi nhuận về kinh tế, đó là “trục lợi”.
Như ở Yên Bái ngày 12.02 vừa rồi vẫn tổ chức chọi trâu. Ở Yên Bái thì có doanh nghiệp đứng đằng sau, bởi vì doanh nghiệp đầu tư vào trâu chọi, sau đó phối hợp với địa phương tổ chức lễ hội, bán vé, bán thịt trâu, thu lời tương đối lớn nên vẫn người ta vẫn rất ham”.
Như vậy, việc xử lý sai phạm cụ thể như thế nào cũng đang là vấn đề gây lúng túng với cơ quan chức năng. Nếu chỉ phạt một vài triệu đồng thì nhiều nơi sẵn sàng chịu phạt để tiếp tục thu lời. Như Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Bộ vẫn đang đề nghị các địa phương tăng cường trách nhiệm quản lý là chính. Còn Nghị định cũng đã quy định rõ việc tổ chức các lễ hội không đúng quy định, vi phạm pháp luật thì phải xử phạt, nhưng cụ thể là việc chọi trâu này phải xử phạt như thế nào, hiện nay cơ quan chức năng vẫn đang lúng túng vì chưa biết phải vận dụng văn bản nào để xử lý”.
Tại mục 2 Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09.02.2011 đã quy định rõ: "Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung chương trình, công tác tổ chức, quy mô, cấp độ của lễ hội. Việc mời khách trung ương cần phải có ý kiến thống nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch". Tuy nhiên cho đến nay, qua theo dõi chưa thấy địa phương nào hoặc sự kiện nào lấy ý kiến thống nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc mời khách trung ương như Công điện yêu cầu. Như vậy, Công điện là công điện còn việc thực hiện hay không thì tùy ai muốn làm thì làm và không thì thôi cũng chẳng sao cả.
Vai trò của trung ương và địa phương
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiều năm trước đã có văn bản tham mưu, hướng dẫn và yêu cầu thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các di tích, di sản, lễ hội đối với Ban Tổ chức cũng như những người tham gia lễ hội như Kết luận số 51-KL/TW ngày 22.7.2009 của Bộ Chính trị Khóa X về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị Khóa VIII về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06.11.2009 của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12.7.2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09.02.2011, Quyết định số 2245/QĐ-BVHTTDL năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Trong các văn bản chỉ đạo của các cấp đã phân định rõ thẩm quyền và giới hạn của các cơ quan Trung ương và cơ quan địa phương, nhưng kết quả thực hiện và tính nghiêm túc thực hiện thì hết sức lúng túng và mờ nhạt vai trò có lẽ do một phần thiếu chế tài cụ thể, tính gương mẫu không có nên một số địa phương chỉ vì mối lợi trước mắt mà phớt lờ hết tất cả để trục lợi.
TS Khoa học Phan Đình Tân - Phó chủ nhiệm chuyên trách Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung Ương.